Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2015

Điệu Buồn Phương Nam


 

Sáng tác: Vũ Đức Sao Biển
Tiếng hát: Hương Chiều




*“Bãi Xàu" ! Nhớ Cậu Ba ...


Mẹ đi biền biệt miền dương thế. Nội ngoại hai bên- Cậu - một nguời. Nhà Cậu sau Chùa con thường ghé. “Bãi Xàu” là một nửa quê tôi.

Ở đó. Cậu buồn. Vuông đất cũ. Tư bề vắng lặng với Thầy Tu. Ông Dượng , tuổi gần tròn thế kỷ . Bà Dì siêng chuông mõ công phu .

Một sáng, Cậu bỏ nhà đi biệt. Tranh vẽ bộn bề cả góc sân. Ông Dượng gật gù như đã biết ..Chú Én bay tìm lại chúa xuân.

Cậu ghé Sóc Trăng buổi nắng chiều . Ba năm..!.Mắt Cậu buồn hiu hiu. Theo sau là một thằng em nhỏ . – “Mai à ..Mợ đã sớm phiêu diêu !!..”.

Cậu về đắp Tượng chốn Chùa xưa. Mộ Mẹ, mộ Cha cỏ xanh vừa . “Bãi Xàu” con vẫn về mỗi Tết. Mà sao .. Mắt Cậu ..Nỗi sầu xưa !!..

Cậu lại bỏ nhà đi biệt dạng. Em nhỏ vào chùa với Sư Ông . Thanh Minh con về thăm mộ Mẹ.. Cậu về ..tạc đắp cánh sen bông.

Cậu hứa – Bây giờ không đi nữa. Cậu cười ..! Trán Cậu nếp nhăn nhăn ..-“Mợ bây vốn yêu đời nghệ sĩ ..”..Mắt Cậu mơ màng.. phút thanh tân ..!!..

Từ ấy, cậu thường thăm chúng tôi. Cậu thương lũ nhỏ sớm mồ côi. Bánh, trái, kẹo, tiền, Cậu phân phát.. –“Mai à..Cậu vẽ để vui chơi ..!!..”

*****

Tôi về thăm Cậu một chiều mưa . “Bãi Xàu” !..đường cũ lối quen xưa .. Cậu nằm. Đôi má buồn teo tóp .. Chùa vắng . Kinh chiều vọng tiếng đưa ..

Cố gượng sức tàn ..Cậu nắm tay …-“Tranh nầy, Cậu đề tặng cho Mai. Mẫu nầy ..Cậu đã từng nhận giải ..!! . Mợ đã ra đi chẳng đoái hoài …”..!!!!..

*****

Thương Cậu..Tử Kỳ đợi Bá Nha !..
Tranh xưa còn lấm nét mực nhòa.

- “TẶNG CON..Ngày cuối đời cô lữ ..
“Bãi Xàu”..để Mai nhớ Cậu Ba …”(“Ký Tên Nguyễn Văn Phước”)

( - *Bãi Xàu – thuộc quận Mỹ Xuyên – Tỉnh Sóc Trăng )

Hương Chiều  (Tháng Giêng – 2010)

“ Thi Tập  Trở Giấc”



Muộn Màng


  

Nhạc và lời: Từ Duy & Hương Chiều
Hòa âm: Từ Duy
Tiếng hát: Thanh Hương




Thứ Tư, 26 tháng 8, 2015

Khóc Đời Ô Thước


  

Khóc Đời Ô Thước_Thơ: Yên Dạ Thảo
Nhạc: Lòng Mẹ - Tác giả Y Vân
Đàn Bầu: Nhạc sĩ - Phạm Đức Thành




Nồi Cá Bống Kho Tiêu


 

Thơ: Nguyễn Hồng Ẩn
Diễn ngâm: Hương Chiều


Nồi Cá Bống Kho Tiêu

Độc thân ba mươi tuổi đời lỡ vận
Kiếp xa nhà vì lận đận nước non
Mẹ đã già con không tròn phụng dưỡng
Mà mẹ còn phải lặn lội tìm con.

Lần đầu mẹ đến thăm, tôi bỡ ngỡ
Tóc muối tiêu cùng cá bống kho tiêu
Nước mắt người chan hoà trong vị mặn
Buồn nhìn nhau trong bóng ngã xế chiều!

Qua ba năm tóc muối tiêu đã bạc
Bước vẹo xiêu người vẫn gắng thăm con
Thương lắm:”Thôi mẹ đừng đi đến nữa!”
Đáo định kỳ vẫn chờ đợi mỏi mòn.

Suốt hai năm sau mẹ hiền vắng bóng
Ngỡ mẹ nghe lời khuyên của con yêu
Nào ngờ người đã trở thành thiên cổ
Ngày tôi về, ngày mưa gió tiêu điều!

Vào kỳ giỗ kho một nồi cá bống
Có rắc tiêu và cả nước mắt con
Trước bàn thờ tôi chân thành khấn vái
Hồn mẹ thiên xin phù hộ nước non!

Nguyễn Hồng Ẩn
01.03.2012


Thứ Ba, 25 tháng 8, 2015

Má Ơi!


  

Thơ: Đỗ Hữu Tài
Diễn ngâm: Hương Chiều



Má Ơi!

Má không nói nên một mình con nói
Tái tê lòng nghe đau nhói trong tim
Ngỡ như có mũi kim ghim nhức nhối
Con nghẹn lời nhìn bóng tối ngồi im

Má đang khóc như những lần đã khóc
Con giận mình trách móc , xin thứ tha
Má sức yếu bụi trần qua thoáng chốc
Con chưa về chăm sóc vẫn bôn ba

Má im lặng một đêm dài im lặng
Hai gánh sầu trĩu nặng trên đôi vai
Ôi nức nở thiên tai qua từng chặng
Má đau lòng con quặn thắt bi ai

Má muốn hỏi , Má ơi xin đừng hỏi
Câu trả lời chỉ mỗi tiếng đau thương
Thương con sống tha phương đời mệt mỏi
Má tuổi già cằn cỗi tóc pha sương

Má nhắc nhở một đời luôn nhắc nhở
Dù nhọc nhằn đang sống ở xa xăm
Con cố gắng an tâm đừng than thở
Gặp gập ghềnh má đến đỡ thằng Năm

Má không nói ngậm ngùi mình con nói
Tuy đường đời có trăm mối hư hao
Nhưng con vẫn khát khao chờ mỗi tối
Má dịu dàng gỡ rối lúc chiêm bao

Tìm đâu được một lần nghe tiếng Má
Cho đêm dài sỏi đá khỏi mênh mông
Mình con nói nhưng không nghe tiếng Má
Con nghẹn ngào thương Má quá , Má ơi .

Đỗ Hữu Tài
20/07/2015


Về Mẹ



  

Thơ: Lý Thừa Nghiệp
Diễn ngâm: Hương Chiều

 

Về Mẹ

Mẹ già như chuối ba hương
Như xôi nếp một, như đường mía lau.
(ca-dao)

1
Mẹ như một trận mưa rào
Tưới lên thửa đất xanh màu cỏ cây
Khi còn Mẹ bế trên tay
Con như cái trứng, lăn quay lăn tròn
Mẹ như bầu sữa thơm ngon
Cho con vang tiếng cười dòn trẻ thơ
Tuổi nào Mẹ hát ầu ơ
Ru con ngủ giấc ngọt lời ca dao
Mẹ như một bát canh rau
Cho con lớn dậy, hồng hào thịt da
Mẹ như trái bí trái cà
Như ơ cá bống mặn mà kho tiêu
Cho con như một cánh diều
Tung tăng bay lượng muôn chiều ấu thơ
Rồi con đi học i tờ
Mẹ như dòng mực nhỏ lời yêu thương
Chợ đời một nắng hai sương
Tóc xanh Mẹ đã trăm đường đắng cay
Mưa bay giọt vắn giọt dài
Mẹ như cái bóng tan ngoài sông xa
Mẹ như chiếc áo bà ba
Nắng mưa ròng rã nhạt nhòa Mẹ tôi.

2
Sông sâu bên lở bên bồi
Mẹ như luống mạ xanh ngời đất đai
Mẹ như vồng sắn vồng khoai
Như con nước bạc chở đầy cá tôm
Bao giờ cây lúa trổ bông
Mẹ như con én bay vòng mùa xuân
Rồi như cây mắm cây bần
Theo con sông lớn mọc gần mọc xa
Mẹ như một dải phù sa
Mai sau sẽ mọc trái hoa dẫy đầy.

3
Mẹ như cái hạc trong mây
Bay vào tịch mịch một ngày chớm thu
Ngoài đồng gió thổi vi vu
Con ra đứng ngóng, mù mù sương rơi
Chắp tay lạy khắp phương trời
Trời mênh mông quá, Mẹ tôi phương nào.

Lý Thừa Nghiệp

Thứ Hai, 24 tháng 8, 2015

Bóng Nắng - Bóng Trăng



Thơ: Bóng Nắng - Đỗ Hữu Tài
Thơ: Bóng Trăng - Yên Dạ Thảo
Diễn ngâm: Hương Chiều




Trần Thiện Thanh


Trần Thiện  Thanh , 40 năm  sáng tác và ca hát.

Lời người viết: Tháng 5/2005, khi hay tin cố Ca  Nhạc sĩ  Nhật Trường Trần thiện Thanh  qua  đời , nhiều nhà văn ,nhà báo và   bạn bè  đã  viết bài tưởng nhớ người qúa cố. Và gần đây nhất, trung tâm Asia đã  thực hiện DVD  số 50  với chủ đề  " Trần Thiện Thanh  Tình Yêu - Cuộc đời và  Sự nghiệp" để Vinh  danh  cố nhạc sĩ Trần thiện Thanh và cũng để vinh danh  Quân lực VNCH. Nhân dịp  sắp giỗ đầu  của Trần thiện Thanh ,người viết  muốn ghi lại  một số chi tiết từ  khi quen biết  vào năm 1967  cho   đến  lần gặp cuối cùng năm 2000 , coi như  thắp một nén  nhang tưởng nhớ  người bạn  văn nghệ.

                                                                                                    Nguyễn Tòan .

Một buổi  trưa, ngày  tháng nào  tôi không còn nhớ ,chỉ nhớ năm -1965. Sau khi  đi học về , tôi  mở radio nghe chương trình phát  thanh của đài Quân đội. Được nghe một  bản thông báo danh sách những người trúng tuyển vào làm việc tại Nha  Chiến tranh  Tâm lý sau này là Cục Tâm lý Chiến trực thuộc Tổng Cục Chiến tranh chính trị, có một người mang tên Trần thiện Thanh trúng tuyển  để  sáng tác nhạc  cho Đài Phát thanh Quân đội.

Trần thiện Thanh được mang cấp bậc  Trung sĩ  Đồng Hóa - cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 , để phục vụ tại  đài Tiếng  nói  Quân đội. Nơi  đây  đã có  sẵn  các nhạc sĩ  Nhật  Bằng,*Canh Thân*, Lê  Đô,  Nguyễn  văn Đức, Ngọc Bích*  và tay trống Văn Ích , sau này có thêm nam ca  sĩ Phượng Bằng.

Trong một lần về thăm  gìa  tôi , ông anh rể  Quản đốc đài Tiếng nói  Quân đội  đã cho tôi bản nhạc “ Không bao giờ  ngăn cách “  sáng tác  của Trần thiện  Thanh ,và  nhắc tôi chú  ý   nghe  bản nhạc này  với giọng ca của Nhật  Trường  tức Trần thiện Thanh .

“ Anh về …với em  rồi mai lại  đi
Đường xa …..mang theo bao nhiêu  tình ý
Viết tên người yêu lên ba     nặng trĩu
Đêm  quân hành  dừng chân đồi hoa tím
Nhớ  xưa   đôi mình hẹn nhau    sao sáng
Đâu bằng đôi mắt  em .
Chúng  mình  cách  xa    vẫn gần nhau
Tình  yêu  …..không  mau phai  màu áo
Dẫu  cho thời gian đem tâm tư vào nhớ
  rơi  gọi mùa thu  về  sân úa  ....
Vẫn  không bao  giờ  ...không bao giờ ngăn  cách  đâu em ....
Không bao  giờ  ...không bao  giờ ân tình lại vỡ  đôi
Một  người đi  nghe  thương sao  thương nhiều qúa
Dáng  một  người em xinh sao  qúa  xinh màu má
Không bao giờ  ....không  bao giờ  giữa mùa     tuyết rơi
Một  đời hoa  không khi nào  hai  lần nở
Trái mộng còn trinh nguyên  khi  đón anh trở  về  ....

(Không bao  giờ ngăn cách )

Đúng  một tuần lễ  sau , vào một  tối thứ bẩy, trong chương trình ca nhạc của  đài Quân đội, tôi được nghe  lần đầu tiếng hát của nam ca sĩ  Nhật Trường qua nhạc phẩm " Không bao giờ ngăn cách" của Trần thiện Thanh. Giọng hát của Nhật Trường thật  nồng ấm, trau chuốt và  là thần tượng của tôi  ngay sau khi nghe lần đầu tiên .

Chính vì vậy  mà nhà văn Hồ trường An  trong cuốn “Theo  chân  những tiếng hát" đã có nhận xét về nam ca    Nhật Trường như sau: “Sự  xuất  hiện của ca sĩ  Nhật Trường cũng khá  xao động . Anh đến từ Phan Thiết vào  tới Sàigon với giọng trau chuốt, nồng mặn , chỉ  trong một sớm một chiều trở thành đối thủ  lợi hại của Duy Khánh . Anh rất sáng sân khấu ,vóc  vạc khá  cao lớn . Khuôn mặt tuy hơi  thỏn , hàm răng  anh tuy hơi vẩu , hai cái đó  chỉ hơi hơi thôi, chì nhẹ phơn phớt  thôi , nhưng vẫn tạo cho anh  cái xinh đẹp bất ngờ . và  cũng  nhờ thần thái sáng mát, dù  trải qua  chặng đường thanh xuân khi khởi nghiệp ca hát ở chốn Hòn ngọc Viễn Đông , nhưng anh vẫn là thần tượng  của giới trẻ, là ông hoàng mộng tưởng của các cô nữ  sinh.

Gặp  Trần thiện Thanh  lần đầu .

Năm 1967, tôi  vào Quân đội, phục vụ tại Tiểu đoàn Tâm lý Chiến  nằm sát cạnh Cục Tâm Lý Chiến (Nha chiến tranh Tâm lý đã đổi tên ), do có thời gian rảnh rỗi , tôi thường xuyên sang bên  Đài Quân đội và báo  Tiền Tuyến  dể  gặp gỡ  một số  bạn bè  quen thân. Tại đài Quân đội, qua sự giới thiệu của ông anh rể, tôi được làm quen với nam ca sĩ  Nhật Trường tức  nhac sĩ Trần thiện Thanh . Để  rồi sau này tôi  quen thân với  anh nhiều hơn .  Mỗi lần  anh có sáng tác mới  nào cũng ký tặng tôi  bản đặc biệt, với chữ  ký. Nào là   “Đám cưới Đầu xuân, Đồn vắng chiều xuân, Lâu đài Tình ái, Bảy ngày đợi mong, Chuyện hẹn Hò , Đêm nay ai đưa em về , Tạ từ trong Đêm, Hoa trinh nữ  , Biển mặn, Hoa Biển  v..v.

Biến  cố Mậu thân  xẩy ra  ,  anh là  người vào trình diện đài sớm nhất vì  nhà  anh  ở bên Thị  nghè. Đài   phải  phát thanh  24/24  , nên  anh  đã   trở thành  xướng ngôn  bất đắc dĩ  của Đài. Dịp này  anh đã  sáng tác bản nhạc  "Chị Ba  Hàng xanh"  kể  lại gương can đảm  của  người  phụ nữ  đã  không sợ  Việt Cộng , Đã   can đảm dùng  dao  chém  đầu  một tên Việt Cộng , khi chúng tấn công vô  một trại gia binh ở Hàng Xanh Gia  Định.

Vào đầu  thập  niên 70, khi nền ca  nhạc  thăng hoa, nở rộ. Nhạc  sĩ Trần thiện Thanh có   chương  trình  nhạc "Tiếng hát  Đôi Mươi" trên Đài quân đội, cùng ban Tứ ca Nhật Trường   gồm  Nhật Trường , Như Thủy  (em ruột )  Mai  Hương , Quỳnh Giao.
Ngoài  ra  nhà  xuất bản  “:Tiếng hát  Đôi Mươi”   cũng  thành lập  để   chuyên  in các  sáng tác  của  chính anh    bạn bè.
Cùng  lúc đó  Nhật  Trường  thường xuất hiện   trên sân khấu  các chương trình Đại nhạc hội  . Và  một  chương trình Tivi Đặc biệt .

Phim nhạc kịch  trên Tivi .

  thể  nói  nhạc sĩ   Trần  thiện Thanh  , là   nhạc sĩ  đầu tiên   đã  thực hiện chương trình  “Phim Truyện  nhạc kịch trên Đài Tivi    số 9  .  Show  phim Truyện nhạc kịch  đầu tiên là "Tạ  từ  trong Đêm" với cặp song diễn Phương Dung - Nhật  Trường  .
Phim Truyện nhạc kịch "Tạ từ Trong Đêm" rất thành công  được quần chúng khán thính giả ái mộ  khi lần đầu  được trình chiếu trên Tivi . Nhiều người không được xem, đã viết thư yêu cầu Đài số  9  chiếu lại .

Sở dĩ phim Truyện  nhạc kịch  thành công là    nhạc sĩ  Trần thiện Thanh  đã viết thành một truyện phim     phân cảnh  đàng hòang như  một phim  chiếu ở  rạp .
Sau khi  những thước phim  đã  được quay , tự Trần thiện Thanh  chọn lọc, để lồng vàophần nhạc kịch  của  show  “Tiếng hát  đôi mươi “.
Cùng với bản nhạc “ Tạ từ  trong  đêm “ đã được chọn  là bài  Ca Hay nhất trong năm và nữ ca sĩ   Phương Dung đoạt giải giọng ca  nữ   trong năm 1965 .

Khi  chiến trận Hạ Lào  bùng nổ  với cuộc hành quân Lam sơn 719 , người  anh  hùng Mũ  đỏ  tên Nguyễn văn Đương  ,người bạn thân của  Trần thiện Thanh  hy sinh , đã làm nguồn cảm hứng   cho  Trần thiện Thanh  sáng tác ra nhạc phẩm nổi tiếng “ Anh không chết đâu Anh “. Để rồi , với  chính nhạc phẩm này , Trần thiện Thanh  đã dựng thành Show Phim Truyện Nhạc Kịch “ Anh không chết đâu anh “  cùng với sự  diễn xuất của nữ ca sĩ  Thanh Lan. Khi  show  Phim nhạc kịch  “Anh không chết đâu anh“ được phát hình, bao  nhiêu  nước mắt  của  khán gỉa  đã tuôn trào , để  thương cho  sự hy sinh cao đẹp  của  người hùng mũ  Đỏ  tên Đương . Và  cũng từ sau show đó , thì hầu như đi tới đâu, cũng đuợc nhiều  giới từ trẻ  tới gìa, đều thuộc lòng câu hát “Anh không chết đâu anh , người anh hùng Mũ  đỏ tên  Đương .”

Vào  năm 1972  , một  buổi chiều   giữa  tháng Tư,  tôi  gặp nhà  thơ Thiên Hà  tại Nhà  hàng Thanh Thế, anh đã  khoe tôi, anh vừa sáng tác  một bài thơ  mới ca ngợi cái chết  hào hùng của người bạn thân anh   Trung tá  Nhẩy dù  Nguyễn đình  Bảo  tại  đồi  Charlie, nghe anh  Thiên Hà  đọc xong bài thơ, tôi chưa hề  hình  dung nổi  ngọn đồi Charlie ra sao, nhưng  chỉ  vài ngày sau, tôi   được nghe bản nhạc “ Người  ở lại Charlie" một sáng tác mới  của  Trần thiện Thanh -  tôi  mới   được biết  tên một số  địa danh ở  Vùng 2 chiến thuật. Càng nghe  nhiều lần bản nhạc nói  trên, tôi  liền thương cảm cho  những người Chiến sĩ  của binh  chủng  Nhẩy dù  nơi  Tiền tuyến .

Sau bản nhạc nổi tiếng "Người ở lại Charlie", Trần thiện Thanh  còn sáng tác thêm nhạc phẩm "Chiều trên phá Tam Giang" phổ từ thơ  của nhà thơ Tô thùy  Yên , sau khi cả  hai  đã  ra  thăm  Quảng trị và  đã ghé thăm Phá tam Giang .

   sợ  VC tấn công vào  Thành phố  Sàigon    đánh bom các  Cao ốc    Cơ quan Chính phủ , bộ Chỉ huy  Biệt khu Thủ đô đã thiết lập các bộ Chỉ huy Đặc khu (tăng cường Quân sự cho  Cảnh sát ) ở  các  Các Quận  trong Nội thành. Do đó  các  đơn vị nào đồn trú   Quận nào, đều phải biệt phái Quân nhân  cho  Đặc khu. Ngoài ra còn có Đại đội  Dã chiến . Chính vì sự lưu  động, luân phiên , nên Trần thiện Thanh đã tạm thời  rời Đài phát Thanh Quân đội  tăng  phái  cho Đại  Đội  dã chiến . Chính vì  sự  gác cầu hay Cao Ốc mà Trần thiện Thanh đã   nguồn cảm hứng để  sáng tác  nên nhạc phẩm “ Tình Thư của Lính" .

Gặp Trần thiện Thanh  ở Cần Thơ và Little Sàigon .
Sau ngày 30 tháng 4, nhạc sĩ  Trần thiện Thanh bị  cấm hát, do đó  tôi  không còn được gặp  anh , chỉ  biết anh  thường  xuyên đi  xuống  Miền Tây  lưu diễn  hầu kiếm sống qua ngày. Trong một lần xuống thăm  thành phố  Cần Thơ năm 1985 , tình cờ tôi được gặp lại nhạc sĩ  Trần thiện Thanh ở chung khách sạn và tối hôm đó , nhạc sĩ Trần thiện Thanh  đã rủ tôi đi nghe anh  hát ở  ngoài rạp. Trước   một  số đông khán giả chật rạp , tôi  đã  được nghe Nhật Trường hát 2 sáng tác mới, sáng tác sau 75 đó là bản nhạc "Cho anh  xin số nhà" và "Chiếc áo  bà ba" cùng  với nữ ca sĩ  Kim Dung người vợ mới  của anh. Trong khi đó  đứa  con trai  nhỏ 1 tuổi  phải nằm trên võng đằng sau  hậu trường .

Cuộc gặp lại  tình cờ ở Cần thơ , sau đó, tưởng chừng tôi không bao giờ gặp lại người nhạc sĩ  tài hoa  này, nhưng  năm 2000 , nhân dịp ghé thăm Nam Cali, tôi đã gặp lại  nhạc sĩ Trần thiện Thanh, cả hai chúng tôi  gặp lại nhau  tại  cửa tiệm: "Trung tâm Âm nhạc do   Nhật Trường và bạn hữu chủ trương".

Trong cuộc gặp gỡ này , nhạc    Trần thiện Thanh cho biết: anh rất buồn  được biết ở  Úc , tệ nạn sang  băng Video  lậu  quá nhiều, làm  anh nản chí  không  thực hiệnVideo  Ca nhạc  do chính anh thực hiện. ( Khi ra   Hải ngoại năm 1993, nhạc sĩ  Trần thiện Thanh đã tự mình thực hiện một Băng Video cho chính Trung tâm Nhật Trường Phát hành ). Ngoài ra  anh  còn cho biết  anh rất thù ghét  Cộng Sản , chính  họ đã  giết
chết  thân phụ anh .
Trước khi chia tay, anh đã tặng tôi  cuốn  CD  - "Gọi tên Anh là Lính" đề  cao các  Vị Tướng  đã tuẫn tiết   vào ngày 30 tháng 4 /75 .Và không ngờ  , cuộc  gặp gỡ  năm 2000, là lần cuối  giữa tôi và anh để  5 năm  sau , anh đã  ra di  Vĩnh viễn   bệnh phổi  với tuổi đời 63 .

Nguyễn Toàn /Sydney