EM ĐÃ ĐI QUA NHỮNG NHỊP CẦU
“Phạm Thị Kim Châu xuất thân từ Nữ Trung Học Gia Long niên khóa 57-63. Sanh ngày 24/10/1043 tại bến Vân Đồn Quận 4 Sài Gòn; mất ngày 05/05/2006 tại Việt Nam trong một tai nạn giao thông. Kim Châu đã để lại cho đời hai tác phẩm văn chương " Thiên Đường Một Thoáng " và " Hoa Thơ" cùng những chiếc cầu đúc xi măng thay cho những chiếc cầu khỉ lắc lẻo gập ghềnh ở các vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh. Trong phút giây bàng hoàng cảm xúc trước cái chết bất ngờ của bạn, nữ sĩ Hương Chiều đã mượn bút viết đôi dòng thay cho lời tiễn đưa.. tiễn đưa người vừa kết thúc cuộc hành trình. ( BAN BIÊN TẬP)
Cầu
Kim Châu nối đôi bờ
“Thiên
Đường một thoáng” “Hoa Thơ” rạng ngời
( Hương Chiều)
“Cát
bụi trở về cát bụi, nhưng cái còn vĩnh cửu của một cô phụ đi trọn đường đời đã
làm tròn bổn phận của người Mẹ dựng vợ gã chồng cho ba đứa con mới là gia tài
tinh thần quí báu. Ngoài ra Kim Châu còn ray rức và nuôi nhiều hy vọng sẽ viết….viết
nhiều hơn nữa những kỷ niệm đẹp, những ấn tượng cao quý mà Kim Châu đã bắt gặp
trong đời qua từng người có tấm lòng với Kim Châu’’. Đó là đoạn cuối trong bài
Điếu Văn của Bà Giáo Sư Kha Thị Hưỡn thay mặt các Thầy Cô và các bạn Gia long
Áo Tím trong buổi tang lễ tiễn biệt Phạm Thị Kim Châu ( sáng ngày 09 tháng 05
năm 2006).
Lời
cuối trong bài Điếu Văn này đã khiến tôi nhớ Kim Châu không cầm được nước mắt.
Giữa tôi và Kim Châu có duyên gặp gỡ lạ lùng..Chưa hề biết nhau bao giờ, thế mà
chỉ một món quà của cô bạn ở Melbourne nhờ Kim Châu chuyển đến tôi, khi chị
cùng con gái đến thăm thân nhân. Nơi đó tôi đã gặp Châu. Sau buổi hạnh ngộ đầu tiên, Trang con gái của
Châu có chồng và con ở Sydney thường đưa mẹ đến nhà tôi chơi cho đỡ buồn…Và bắt
đầu từ đó tôi biết thêm một Kim Châu mệnh phụ phu nhân lại lận đận đường chồng
con, một người mẹ chắt chiu thương khó, hy sinh cả tuổi xuân mình, cô đơn nắm
tay dắt dìu ba đứa con thơ dại, chịu đựng bao lụy phiền trong cuộc sống giữa buổi
giao thời nơi đất Sài Gòn củi quế gạo châu….Hơn cái quả cảm đó, cái quả cảm muôn
đời được tôn vinh cho người phụ nữ Việt Nam, là Kim Châu mà tôi biết là một
nàng thơ yêu thơ, yêu người và có cuộc sống dấn thân…dẫu tôi biết được qua một
Kim Châu đã từng nhận lắm đau thương!!!
Tôi
có cảm giác Kim Châu đang cười nói với tôi với giọng cười khanh khách, mái tóc
quăn lòa xòa bên chiếc má lún đồng tiền, hai tay xoa vào nhau, kHỔ đau cùng tận,
nhưng cũng sang sảng đọc thơ
“ Chúa đau khổ
đóng đinh vì nhân loại
Em khổ đau
vì yêu cũng thế thôi !
( Thơ Kim Châu )
Hai tác phẩm “Hoa Thơ “ và “ Một thoáng Thiên
Đường “ của Kim Châu để lại trong tay của chúng ta “ Thế giới mộng “ của Kim
Châu
“ Bồng bềnh mây nhẹ lướt trôi
Chợt nghe
vai áo tơi bời mưa Ngâu “
( Thơ Kim Châu )
Thế
giới ấy chỉ có sự cảm nhận thật thương đau mới có thể tận tình chia sẻ với Kim
Châu, một con người đa tình, đa đoan và đa…khổ ! đẫu Kim Châu khoác cho mình
chiếc áo đời ngông nghênh, sôi nổi…và dường như là vội vã,, hào nhoáng, tưởng
chừng như Kim Châu bất cần đời, Kim Châu sống hối hả…Thực sự với tôi Kim Châu sống
rất thực
Thế
giới thực của Kim Châu chính là cuộc sống dấn thân vào những công tác cứu trợ,
cứu bão. Kim Châu đã từng tâm sự với tôi nhiều lần “ Mình không để ý tới người ta nghĩ sao vễ mình, Hương Chiều à, Châu chỉ
mong những ngày còn lại cuối đời, Châu cố làm một chút gì đó…dẫu chỉ là đóng
góp cho người dân quê Châu cùng với các bạn từ những nơi trên thế giới xây đúc
những chiếc cầu bê tông thay thế cho những chiếc cầu tre lắc lẻo vùng đồng bằng
sông Cửu Long giúp dân địa phương di chuyển dễ dàng nhất là các em học sinh nhỏ
không phải chết chìm chết đuối vì những mùa nước dâng.” Và chiếc cầu số 13
dự định sẽ khánh thành sắp tới trong sự náo nức của nhóm xây cầu và của Quý Thầy
Cô Thân hữu Gia Long nhất là Kim Châu, nay chiếc cầu ấy đã hoàn thành, khánh
thành… Kim Châu đã ra đi…
Kim
Châu ra đi không một lời từ giã, không một lời nhắn nhủ với con cháu bạn bè.
Kim Châu đã “ quên đời quên cả ước mơ “
Quên luôn cả…..” Mượn trang giấy trắng vẩn
vơ mấy vần “ ( Thơ Kim Châu ). Mới
ngày nào đây …lần về thăm cha tôi ngày 8 tháng 2 năm 2006 Kim Châu đã ký tặng
tôi tập thơ “ Một thoáng Thiên Đường “ lần ấy là lần cuối. Thoáng Thiên Đường của
những lần Sài Gòn, của tôi và Châu trên chiếc Spicy. Châu đưa tôi đi quanh khắp
phố. Tôi không thường đến Sài Gòn ngày
còn ở quê hương. Tất cả đã trở thành huyền thoại “ Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ
“ sao Châu nằm đó một mình… Đèn Sài Gòn có thắp sáng lối về cho Châu không??
Cầm
trong tay tập lưu bút của anh chị Công- Mỹ Linh nhân giỗ 49 ngày của Kim Châu.
Tôi biết có rất nhiều người mến Kim Châu hơn nữa. Tập lưu niệm ấy đã sưu tầm
khá đầy đủ về văn, thơ và những bài báo ca ngợi sự đóng góp nhiệt thành của kim
Châu. Mười hai bài thơ với 12 chiếc cầu cùng những hình ảnh sinh hoạt của Kim
Châu đã “ lăn lóc “ với nhóm xây cầu để mong “ Một chút gì cho quê hương “ như
kim Châu đã để lại trong bút ký tháng 5/2004 đã làm tôi vơi đi niềm mất mát một
người bạn.
Tuy
thời gian biết Châu không phải là dài nhưng chính cái chân thật và tự nhiên
cũng như tâm hồn thi phú của Châu đã làm tôi đến gần Châu hơn. Đến gần Châu tôi
càng mến thương Châu vì hình như chưa một lần nào Châu than thở, trách phiền ai
cả…dù đó là người đã chung sống với Châu đã bỏ cả gia đình ra đi… Đôi khi tôi
cũng tự lấy làm ngạc nhiên vì Châu vẫn luôn tự hào mình là vợ của chiến sĩ Việt
Nam Cộng Hòa, và tự hào cả cái tính tài hoa rất mực của chồng. Châu tâm sự với
tôi
-Hương Chiều à ! ngày ảnh đi đóng phim “ Người tình
không chân dung. Châu mừng đến chảy nước mắt.
Châu
thích làm thơ, châu nói
-Làm thơ chính là niềm vui bất tận của Châu
Châu
có trí nhớ rất lạ, đọc vanh vách các bài thơ mình sáng tác. Đọc không mệt, đọc
như người ghiền thơ…Tôi nhớ mãi, lần chiếc cầu số 10 của Châu và nhóm bạn hữu vừa
khánh thành, Châu điện thoại cho tôi kể chuyện đề thơ trên mỗi chiếc cầu. Lúc ấy
Châu đang ở Úc với con gái, Châu nói với tôi là Châu nhớ quê nhà Việt Nam quá
nên Châu đã đề bút cho cây cầu số 10 và đọc cho tôi nghe
Việt
Nam dù ở phương nào
Lòng
luôn nhớ đến đồng bào quê hương
Và
dường như …tôi nghe đâu đây giọng hớn hở kể chuyện của Kim Châu pha lẫn tiếng
cười rạng rỡ, với một dáng điệu nhanh nhẩu, hoạt bát, nhất là khi chạm đến thơ
tình, Châu đọc thơ như điên, đọc như người say thơ
Anh
đem hương nhớ ươm vào gió
Ngàn
dặm em không lạc lối về
Tôi
biết Kim Châu mãn nguyện trong cuối đời nầy đã
hết cảnh lạc lối đi về, đã hết cảnh” qua cầu mới hay “. Nay Kim Châu đã qua những
đoạn đường: đời làm việc, đời làm Mẹ, làm thơ và những nhịp cầu. những chiếc cầu
đời chứa những rủi ro thử thách nay đã vững vàng hoàn thành, đẩy lui vào quá khứ
những chiếc cầu đoạn trường lắt lẻo
Nhịp
cầu Kim Châu Gia Long là nhịp cầu tưởng nhớ một Kim Châu yêu thơ, yêu quê
hương, chân thành với bạn bè, lạc quan trong cuộc sống. những vần “ Hoa Thơ “ sẽ
mãi mãi tươi đẹp lưu đời cho dẫu 63 năm ngắn ngủi. Thôi ! nhé Châu
Thì
như giấc ngủ mơ màng nghìn năm
( Thơ Kim Châu )
Thôi
nhé ! Kim Châu. Tôi mượn “ Ly rượu cuối “ của “ Một Thoáng Thiên Đường “ để nhớ
một Kim Châu ưa mặc Mimi Jupe lại khoái đội nón lá qua cầu. Một Kim Châu rộn
ràng nhưng chân thật đáng yêu.
Uống
bao nhiêu rượu trong đời
Say
bao mộng mị một thời đã qua
Rượu
nồng nàn …Rượu thiết tha
Em…ly
rượu cuối, hương hoa đất trời
( Thơ Kim Châu )
HƯƠNG
CHIỀU
Úc
Châu 17/09/2006